Cổ tức là gì ?

Cổ tức là một phần lợi nhuận mà công ty phân phối cho cổ đông. Cổ tức được trả cùng bất kỳ khoản thu nhập nào từ giá trị cổ phiếu của công ty; được xem như “phần thưởng” cho cổ đông vì đã nắm giữ cổ phiếu.


Các công ty ở một số lĩnh vực nhất định có tiếng tăm về khía cạnh trả cổ tức. Điều này cũng thường thấy hơn ở những công ty đã có chỗ đứng ổn định; vì họ không cần phải đầu tư lại tất cả lợi nhuận vào mảng kinh doanh. Các công ty có thể trả cổ tức đặc biệt trong một lần; hoặc trả định kỳ nhiều lần, như vào mỗi quý hoặc một năm.


Chi trả cổ tức đều đặn là một lợi thế lớn của các cổ phiếu được ưa chuộng; tuy là cổ phiếu phổ thông cũng có thể làm điều tương tự. Thế nhưng không giống như các khoản thanh toán lãi suất trái phiếu; việc chi trả cổ tức không được đảm bảo. Các công ty có thể cắt giảm, thậm chí ngừng chi cổ tức khi trải qua giai đoạn kinh tế khó khăn.

Tỷ lệ cổ tức là gì ?

Tỷ lệ (tỷ suất) cổ tức là số % mà một công ty chi trả hàng năm cho cổ tức trên mỗi USD bạn đầu tư. Lấy ví dụ, một công ty nọ có tỷ lệ cổ tức là 7%; và bạn nắm giữ số cổ phiếu trị giá 10.000 USD của họ. Như vậy, mỗi năm bạn sẽ nhận khoản chi trả 700 USD; tương đương 175 USD mỗi quý.


Cần lưu ý là các công ty trả cổ tức dựa trên số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nắm giữ; chứ không phải là giá trị của số cổ phiếu đó. Vì vậy, tỷ lệ cổ tức cổ tức dao động tùy theo giá cổ phiếu hiện tại. Có nhiều công cụ nghiên cứu chứng khoán liệt kê tỷ lệ cổ tức gần đây; nhưng bạn cũng có thể tự mình tính toán.

Công thức tính tỷ lệ cổ tức

Trường hợp tỷ lệ cổ tức của một cổ phiếu không được liệt kê dưới dạng % không phải hiếm; hoặc đôi khi nhà đầu tư muốn tự tính toán để có số liệu mới nhất. Trong trường hợp đó, hãy sử dụng công thức tỷ lệ cổ tức. Bạn chỉ cần chia khoản cổ tức hàng năm được trả cho mỗi cổ phiếu trên giá mỗi cổ phiếu đó.


Tỷ lệ cổ tức = Cổ tức hàng năm trả cho mỗi cổ phiếu / Giá mỗi cổ phiếu


Ví dụ: Một công ty trả 5 USD cổ tức cho mỗi cổ phiếu; và giá cổ phiếu hiện tại của họ là


150 USD. Như vậy, tỷ lệ cổ tức sẽ là 3,33%.

Thị trường giá lên- Bull Market là gì ?

Thị trường bò tót, hay còn gọi là thời kỳ giá lên, là một gian đoạn kéo dài trên thị trường. Khi giá các loại chứng khoán đề có xu hướng đi lên, không có số liệu thống kê hay thước đo chính xác nào có thể miêu tả rõ rằng liệu chúng ta có đang trong một thị trường giá lên. Tuy nhiên, có một nguyên tắc được nhiều người thừa nhận, đó là giá cổ phiếu tăng ít nhất 20% so với đáy gần đây nhất; cùng các dấu hiệu cho thấy cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng.


Thuật ngữ này thường được áp dụng cho thị trường chứng khoán. Chúng được đo lường bởi các chỉ số chính: S&P 500, Nasdaq và Chỉ số Công nghiệp Dow Jones. Nhưng thị trường giá lên cũng có thể xảy ra ở bất cứ tài sản nào có thể mua hoặc bán; từ cổ phiếu riêng lẻ đến các tài sản khác như bất động sản, trái phiếu và tiền tệ.

Sự khác biệt giữa Bull Market và Bear Market

Thị trường giá lên (bull market) ngược lại với thị trường giá xuống (bear market) xảy ra khi giá cổ phiếu giảm.


Cách hiểu này có thể giúp bạn phân biệt: khi bị kích động, bò tót sẽ tỏ ra hung hãn, lao tới tấn công với tốc độ cực nhanh. Vì thế, con vật này trở thành biểu tượng cho một thị trường chứng khoán đang tăng mạnh.


Ngược lại, những con gấu có xu hướng phòng thủ thường được biết đến với thói quen ngủ đông. Vì thế, thị trường gấu là phép ẩn dụ hoàn hảo cho một thị trường chứng khoán sụt giảm hoặc chậm chạp.


Dù không phải lúc nào cũng xảy ra đồng thời, nhưng các thị trường giá lên thường phản ánh một thời kỳ “đi lên” của nền kinh tế chung; đặc biệt là giai đoạn tăng trưởng trong một chu kỳ kinh doanh.

Mục tiêu giá ( Price target ) là gì ?

Mục tiêu giá là dự báo của các nhà phân tích hay cố vấn tài chính về giá trị trong tương lai của một sản phẩm tài chính nào đó, bao gồm chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai, hàng hóa, quỹ đầu tư ETF và các sản phẩm đầu tư phức tạp khác.


Không có cách nào để biết chắc chắn giá trị mà một cổ phiếu sẽ được giao dịch trong tương lai. Một mục tiêu giá chỉ là một sự phỏng đoán có tính toán. Khi một nhà phân tích tăng mục tiêu giá cho một cổ phiếu, họ thường mong đợi giá cổ phiếu sẽ tăng. Ngược lại, hạ thấp mục tiêu giá có thể có nghĩa là nhà phân tích dự đoán giá cổ phiếu sẽ giảm.


Đối với các nhà giao dịch cá nhân, những người có thể phát triển mục tiêu giá của riêng họ cho tài sản mà họ đang giao dịch, mục tiêu giá là vị trí mà họ nhìn vào để thoát lệnh khi giá dự kiến ban đầu của giao dịch đã được chấp nhận.


Mục tiêu giá là một yếu tố hữu cơ trong phân tích tài chính; giá trị này có thể thay đổi theo thời gian khi có các thông tin mới. Các nhà phân tích thường công bố mục tiêu giá của họ trong báo cáo nghiên cứu về các công ty cụ thể, cùng với những khuyến nghị về việc mua, bán hay nắm giữ cổ phiếu công ty đó. Mục tiêu giá cổ phiếu thường được trích dẫn trong các phương tiện truyền thông tin tức tài chính.

Cổ Phiếu Lẻ - Fractional Shares là gì ?

Hiện có một cách mua cổ phiếu mới khiến bạn có thể gần như không cần quan tâm tới giá cổ phiếu nữa.


Các công ty môi giới như Charles Schwab Corp. và Robinhood đã cung cấp một thứ được gọi là cổ phiếu lẻ – fractional shares, cho phép mọi người đầu tư chỉ từ 1 USD thậm chí là 1 cent vào một công ty.


Sản phẩm tiên tiến này đã biến khái niệm sở hữu trở nên hoàn toàn khác biệt. Thay vì mua một phần cố định của một công ty với một mức giá nhất định, bạn có thể đầu tư một số tiền cụ thể và sở hữu được một phần của công ty. Bạn nhận được tất cả các lợi ích với tỷ lệ tương ứng, nếu giá cổ phiếu tăng và dĩ nhiên phải chấp nhận rủi ro thua lỗ nếu giá cổ phiếu giảm.

Ví dụ điển hình về cổ phiếu lẻ

Bạn không đủ khả năng mua một cổ phiếu của Amazon, hiện đang giao dịch ở mức giá khoảng 3.125 USD vào ngày 2/10? Tại sao không đầu tư 100 USD? Giá cổ phiếu tăng 5% lên 3.281 USD sẽ đưa số cổ phần của bạn lên trị giá 105 USD. Hoặc bạn có thể có được một phần nhỏ của Alphabet Inc., công ty mẹ của Google, thay vì phải chi khoảng 1.450 USD cho một cổ phiếu.

Ichimoku Kinko Hyo là gì?

Ichimoku Kinko Hyo hay gọi tắt là Ichimoku không phải là một chỉ báo. Nó là một hệ thống giao dịch được xây dựng trên biểu đồ nến để cải thiện độ chính xác của dự báo về biến động giá.


Ichimoku được phát triển vào năm 1926 bởi nhà phát minh và nghiên cứu tài chính Goichi Hosoda.

Chỉ Báo Alligator Là Gì?

Alligator là một trong những chỉ báo nằm trong bộ chỉ báo phân tích kĩ thuật của Bill Williams. Công cụ này chỉ ra hành vi thị trường nằm trong giai đoạn nào hoặc điểm bắt đầu và kết thúc của một giai đoạn. Điều này làm Bill Williams liên tưởng tới quá trình săn mồi của cá sấu và đã phát minh ra chỉ báo Alligator.

Sự khác biệt giữa quỹ đóng và quỹ mở là gì

Bên cạnh những loại hình đầu tư thông dụng như cổ phiếu, chứng khoán, trái phiếu thì hình thức đầu tư liên quan đến quỹ mở, quỹ đóng là kênh đang phát triển và thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư.


Qũy mở:


Là một quỹ đầu tư tập thể. Được góp vốn bởi nhiều nhà đầu tư có cùng mục tiêu chung. Bên cạnh đó, quỹ mở được quản lí bởi Công ty Quản lý Qũy. Đây là một hình thức đầu tư gián tiếp. Được hình thành với thời gian và nguồn vốn vô hạn. Giao dịch mua/bán của nhà đầu tư được thực hiện định kỳ căn cứ vào giá trị tài sản ròng của quỹ. Lợi nhuận từ loại hình đầu tư này là mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán.


Qũy đóng:


So với quỹ mở, quỹ đóng sẽ bị giới hạn về số lượng cố định trên thị trường sơ cấp. Thời gian hoạt động cũng có giới hạn và sẽ được thống nhất khi thành lập quỹ. Người sở hữu chứng chỉ quỹ đóng sẽ không được bán lại cho công ty quản lý. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể giao dịch với nhau ở thị trường sơ cấp.)

Tại sao bạn nên chọn?
Văn bản quy phạm pháp luật
QUÊN MẬT KHẨU

Vui lòng nhập user hoặc email của bạn để chúng tôi
có thể gửi bạn hướng dẫn cách thiết lập lại mật khẩu của bạn.